Răng khểnh là chiếc răng mang lại sự duyên dáng cho chủ nhân nhưng nếu xét về mặt nha khoa thì nó lại gây nhiều phiền toái cho sức khỏe răng miệng. Nhiều trường hợp được chỉ định nhổ răng khểnh nhưng họ lại lo lắng về những ảnh hưởng đến cấu trúc của răng.

Nhổ răng khểnh có ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm?

Xét về mặt cấu trúc, răng khểnh thực chất là chiếc răng mọc lệch lạc khỏi cung hàm, không đều khít và thẳng hàng như những răng khác. Theo y khoa, răng khểnh không có lợi ích nào bởi những điều sau:

- Thức ăn sẽ dễ dàng mắc vào răng do sự chênh lệch giữa răng khểnh và các răng bên cạnh từ đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào men răng, gây ra các bệnh lý về răng miệng.

- Vệ sinh răng miệng khó khăn vì răng không được đều khít, việc chải sạch kẽ răng loại bỏ các mảng bám, vi khuẩn và thức ăn khiến bạn gặp nhiều khó khăn.

- Nếu răng khểnh bị sai lệch khớp cắn và hoàn toàn không mọc thẳng hàng do với răng khác nên chức năng ăn nhai, cắn xé của hàm răng không được đảm bảo, rất dễ gặp phải chấn thương do va chạm hoặc mòn men răng hay thói quen nghiến răng khi ngủ.

Do đó, nhổ răng khểnh có ảnh hưởng gì không là điều không thể nói trước được, phải tùy thuộc vào tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi người. Nhổ răng khểnh, nếu được thực hiện bởi các bác sỹ có trình độ chuyên môn hỏi, kinh nghiệm cao thì sẽ không ảnh hưởng đến răng miệng hay cấu trúc răng hàm.

Xem thêm: giá tẩy trắng răng bao nhiêu hiện nay

Nhổ răng khểnh không đau

Nhổ răng là thao tác đơn giản trong nha khoa, tuy nhiên răng là một phần của cơ thể nên khi áp dụng bất kì tác động nào để loại bỏ răng, bệnh nhân ít nhiều cũng gặp đau đớn. Bên cạnh đó, có không ít trường hợp đã gặp phải biến chứng trong và sau khi nhổ răng như chảy máu chân răng, nhiễm trùng răng … gây ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc hàng ngày.

Vì thế, nhiều người lo lắng nhổ răng khểnh có ảnh hưởng gì không là điều tất nhiên. Nhưng bạn không nên quá bận tâm bởi công nghệ kỹ thuật hiện đại ngày nay sẽ giảm tối đa cảm giác đau đớn và những biến chứng nguy hiểm.

Tại trung tâm nha khoa Đăng Lưu, trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ thực hiện giảm đau, gây tê hiện đại cho bệnh nhân trước.

- Thuốc tiêm gây tê: Các vùng xung quanh khu vực răng cần nhổ sẽ được gây tê cục bộ trước khi nhổ với liều lượng thuốc phù hợp tùy cơ địa từng người.

- Thuốc mỡ, thuốc xịt gây tê: Những người sợ kim tiêm được chỉ định dùng cách này rất nhiều. Thuốc có tác dụng ngay và duy trì được trong khoảng 20 giây, nếu sử dụng loại thuốc này thì nha sỹ sẽ cần sử dụng thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình nhổ.

- Thiết bị kiểm soát gây tê: Thiết bị được cài đặt sẵn, giúp kiểm soát tốt tốc độ bơm và lượng dung dịch gây tê gây mê cần thiết.

Một số lưu ý sau khi nhổ răng khểnh

Sau khi nhổ răng xong, để giúp cho việc lành thương nhanh và hạn chế biến chứng, bạn cần lưu ý:

- Trong khoảng 1 – 2 tiếng sau khi nhổ, nhớ cắn chặt bông để cầm máu, không được bỏ ra.

- Ngậm nước muối rồi nhẹ nhàng nhổ ra, không nên súc miệng quá mạnh, sẽ khiến máu ở chỗ răng vừa nhổ bị bật ra.

- Khoảng 1, 2 ngày đầu nên ăn uống các loại cháo, súp, sữa, sinh tố, nước ép và tránh các loại thực phẩm dai, cứng, giòn, dính…

- Uống thuốc kháng sinh đủ và đúng liều mà nha sỹ đã kê đơn, đồng thời, bạn cũng có thể uống thêm giảm đau nếu cần.