Nguyên nhân trẻ ngạt mũi lâu không khỏi.jpg
Do bé sinh non
Đường dẫn khí của bé sinh non nhỏ hơn và không hoàn thiện bằng bé sinh đủ tháng. Dẫn đến các bé sinh non dễ bị nghẹt nhiều hơn, nguy cơ kéo dài cao hơn.

Do các yếu tố môi trường
Không khí quá khô hoặc thay đổi thời tiết: gây kích ứng làm kích thích tiết dịch nhầy dư thừa và dẫn đến tắc nghẽn. Điều kiện không khí không tốt kéo dài làm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh kéo dài không khỏi. Cần can thiệp thay đổi tạo không khí tốt nhất phù hợp với con.

Ô nhiễm không khí
Bụi, khói thuốc lá, nấm mốc, phấn hoa, lông thú cưng… là những kháng nguyên gây kích ứng, dị ứng đường mũi của bé. Cơ thể bé sẽ tăng sản xuất chất nhầy trong đường thở để bẫy và loại bỏ những chất gây kích ứng này. Bạn phải nhanh chóng loại bỏ các yếu tố trên, nếu không, tình trạng nghẹt mũi của con bạn sẽ kéo dài và thậm chí gây nên các bệnh lý nghiêm trọng hơn như: hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…

Do các bệnh lý
Nghẹt mũi kéo dài cùng một số triệu chứng khác có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm. Với những trường hợp này, bé phải được điều trị nhi khoa kịp thời.
Với bệnh tim bẩm sinh, bệnh xơ nang đã được khám sàng lọc sau sinh. Sau đây là một số bệnh lý nghiêm trọng bé sơ sinh dễ mắc phải:

Hen suyễn: là tình trạng viêm các ống phế quản. Các ống phế quản là đường dẫn đưa khí ra vào phổi của bé. Triệu chứng cụ thể:
Nhịp thở hổn hển, thở khó khọc, thở nhanh và nông
Ho thường xuyên, nghẹt mũi
Mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc
Mặt và môi có thể tái đi hoặc xanh. Móng tay của bé cũng có thể chuyển sang màu xanh lam

Viêm phổi: Đây là tình trạng nhiễm trùng ở phổi có thể do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Trẻ sơ sinh được xếp vào nguy cơ cao mắc viêm phổi. Triệu chứng cụ thể ở trẻ sơ sinh:
Ho, có đờm, nghẹt mũi
Sốt nhẹ đến sốt cao (trên 37,5°C)
Thở nhanh (trên 60 lần 1 phút), thở khò khè, thở rít, cánh mũi phập phồng khi thở,co kéo cơ liên sườn, co rút hõm lồng ngực khi thở
Bỏ bú hoặc bú kém, nôn trớ, mệt mỏi
Một số bệnh thường gặp khiến trẻ sơ sinh bị tắc mũi có thể chữa trị tại nhà:
Cảm lạnh và nhiễm virus cúm: Vào những tháng mùa đông, mọi người đều có thể bị cảm lạnh hoặc nhiễm virus cúm gây nghẹt mũi.
Lời khuyên là bạn hãy luôn giữ cho nhà cửa sạch sẽ, hạn chế cho bé tiếp xúc với người lạ để phòng ngừa nhiễm virus cúm. Khi đi từ ngoài về, bạn cần hình thành thói quen sát khuẩn tay, thay quần áo trước khi tiếp xúc với con.
Một loại virus chỉ gây bệnh nhẹ cho người lớn nhưng với trẻ sơ sinh có thể xảy ra một tình huống nghiêm trọng nếu không được xử trí kịp thời. Thông thường, nếu bé có chỉ những triệu chứng của nghẹt mũi ở phía đầu bài thì bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy sử dụng các biện pháp an toàn sau để chữa trị cho bé kịp thời.

Có thể tham khảo thêm: Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ngạt mũi kéo dài không khỏi- Eco Pharmalife