Hạn chế ô tô ngoại nhập khẩu vào Việt Nam bằng quy định mới
Thứ Năm, 05/11/2015 03:10PM
Bình Luận
Với biện pháp buộc xe ngoại duy trì mức giá cao, phải chăng Nghị định này muốn bảo hộ cho ô tô lắp ráp trong nước giữa bối cảnh thuế nhập khẩu ô tô đang giảm xuống theo cam kết?
Bình Luận
» Sợ áp thuế mới, người Việt đổ xô mua ô tô nhập khẩu
» Báo Tây choáng với mức độ cuồng xe nhập của người Việt
» Xe nội địa đau đầu tìm đất sống


Ngày 28/10 vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 105/2015/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/1/2016) để hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi năm 2014).

Việc Nghị định này thay đổi cách xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với ô tô nhập khẩu (NK) dưới 24 chỗ lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên, dường như vấn đề không đơn thuần chỉ là một sự thay đổi có tính kỹ thuật.


Điểm thay đổi quan trọng nhất là cách đánh thuế ô tô nhập khẩu
Như chúng ta đều biết, thuế TTĐB đánh vào những hàng hóa không được khuyến khích sản xuất, tiêu dùng như rượu, bia, thuốc lá… Trước hết, hãy tìm hiểu cơ chế tính thuế TTĐB hiện hành. Để đơn giản hóa, ta giả sử một chiếc ô tô 4 chỗ có giá tính thuế NK là 20.000 USD, thuế suất thuế NK và TTĐB đều là 50%.

Số thuế NK là 50% x 20.000 = 10.000 USD. Số thuế này sẽ được cộng với giá tính thuế NK để có trị giá tính thuế TTĐB (20.000 + 10.000 = 30.000 USD). Số thuế TTĐB phải nộp là 50% x 30.000 = 15.000 USD.

Như vậy, sau khi nộp thuế NK và thuế TTĐB, tổng chi phí NK chiếc xe này đã lên đến 45.000 USD. Trong 45.000 USD đó, số thuế là 25.000 USD – cao hơn cả giá trị của chiếc xe.

Chiếc ô tô sẽ còn phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) và nhiều khoản phí, lệ phí khác mới có thể chính thức được lưu hành.

Có thể nói số thuế mà người mua ô tô NK phải chịu theo quy định hiện hành là rất cao. Tuy vậy, điều “an ủi” là với cách tính khá rõ ràng này, doanh nghiệp NK và người mua có thể ước lượng được tương đối chính xác chi phí phải bỏ ra.

So với cách tính này, cách tính mới được quy định tại Khoản 1(c), Điều 4 của Nghị định 108 khá phức tạp. Theo đó, trong trường hợp cơ sở nhập khẩu ô tô dưới 24 chỗ bán hàng cho các cơ sở kinh doanh thương mại (KDTM) thì: “giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán của cơ sở NK nhưng không được thấp hơn 105% giá vốn xe NK.”

“Giá vốn” được hiểu bao gồm: giá tính thuế NK và thuế NK (nếu có) cộng với thuế TTĐB tại khâu NK. Ngoài ra, nếu giá bán ra của nhà NK ô tô cho cơ sở KDTM thấp hơn 105% giá vốn xe NK thì giá tính thuế TTĐB sẽ do cơ quan thuế ấn định.

Đây là điểm dư luận quan tâm nhưng lại khó hiểu cặn kẽ. Cần thấy Điều 4 của Nghị định chia giá tính thuế TTĐB ra nhiều trường hợp, trong đó có: (1) hàng hóa NK do cơ sở NK bán ra và hàng hóa sản xuất trong nước; và (2) hàng hóa NK tại khâu NK.

Điểm mới của Nghị định liên quan tới trường hợp (1), dùng để xác định giá tính thuế TTĐB khi xe ô tô NK dưới 24 chỗ được cơ sở NK bán ra. (“Bán ra” ở đây được hiểu là bán cho đơn vị hạch toán phụ thuộc hoặc cho cơ sở KDTM độc lập). Với trường hợp (2), cách xác định giá tính thuế TTĐB tại khâu NK vẫn giữ nguyên như đã ví dụ trên.

Điểm thay đổi quan trọng nhất ở đây không phải là giá tính thuế mà là cách đánh thuế. Thay vì chỉ tính và nộp ở thời điểm nhập khẩu như trước đây, theo Nghị định 108, hàng hóa NK thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB sẽ phải nộp thuế TTĐB lần thứ nhất khi NK (theo cách tính cũ) và lần thứ hai khi được bán ra (theo cách tính mới). Theo quy định tại Khoản (2), Điều 7 của Nghị định 108, thuế TTĐB đã nộp ở khâu NK sẽ được khấu trừ khi xác định thuế TTĐB bán ra.

Riêng với ô tô dưới 24 chỗ, Nghị định 108 quy định cụ thể giá tính thuế TTĐB khi bán ra cho cơ sở KDTM phải lớn hơn hoặc bằng 105% giá vốn. Tiếp tục ví dụ trên, nếu áp dụng quy định này, khi chiếc ô tô này bán ra, giá tính thuế TTĐB tối thiểu là 105% x 45.000 = 47.250 USD. Số thuế TTĐB tối thiểu phải nộp khi bán ra là 50% x 47.250 = 23.625 USD.