Nhu cầu sử dụng điều hòa để chống lại cái nắng nóng oi bức của những ngày hè là một trong những nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên nếu sử dụng sai cách sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ trẻ nhỏ.

Cùng tham khảo 5 lưu ý khi lắp đặt và sử dụng điều hoà trong phòng trẻ nhỏ:

1, Đắp một chiếc chăn mỏng cho trẻ từ đầu gối đến hết ngực để đảm bảo gió không thổi trực tiếp lên người trẻ, nhất là khi nhiệt độ ngoài trời tăng dần về sáng.



2. Tránh hướng gió thẳng trực tiếp lên người bé, cha mẹ cũng cần tránh lắp điều hoà theo hướng chĩa thẳng vào giường. Nếu đã lắp điều hòa và gặp tình trạng này có thể khắc phục bằng cách chính cánh quạt điều hòa đứng im, không để hướng gió vào giường và bật quạt để đưa gió đi khắp phòng hoặc buông màn vào buổi đêm để hạn chế gió lạnh vào người trẻ.

3, Để nhiệt độ phòng phù hợp:

Theo các bác sĩ, đối với trẻ con nên bật nhiệt độ cao và quan trọng là phải phụ thuộc vào nhiệt độ phòng. Có thể bật từ 28 đến 30 độ cho trẻ sơ sinh. Còn trẻ lớn hơn thì có thể điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn. Người lớn thì để nhiệt độ phụ thuộc từng người. Miễn sao thấy thoải mái, dễ chịu là được. Nếu nhà bạn đang có trẻ nhỏ, bạn nên sắm một chiếc nhiệt kế trong nhà.



Nếu phòng có bóng che có thể giảm 20% công suất, nếu điều hòa chạy suốt đêm, nên giảm từ 40% đến 60% công suất để tránh nhiệt độ phòng quá lạnh. Một số loại điều hòa đời mới như LG V10ENT có chức năng giảm công suất tổng

Khi sử dụng điều hòa cho trẻ cần thường xuyên sờ tay, chân và người trẻ xem mát hay lạnh để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.

4, Không nên bật tắt liên tục
- Nhiều người có thói quen ra khỏi phòng, dù chỉ chốc lát, là lập tức tắt máy điều hòa để tiết kiệm điện, hoặc có trường hợp khi bật máy thường để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì lại bật máy một lúc.

- Thực tế, đây là một sai lầm làm tốn điện thêm và còn nhanh hỏng máy. Khi bật máy trở lại, máy điều hòa phải tiêu tốn rất nhiều điện năng nhằm khởi động máy nén, động cơ quạt và để làm lạnh không khí đến mức nhiệt độ yêu cầu. Vì khi đó nhiệt độ trong phòng đã nóng lên vài độ, đến mức cơ thể cảm nhận được.

- Hơn nữa, việc liên tục thay đổi nhiệt độ phòng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là đối với người già và trẻ em. Khả năng tự ổn định thân nhiệt ở mỗi người một khác, nhưng dù với người khỏe mạnh đến đâu, việc ở lâu trong một môi trường nhiệt độ thay đổi liên tục cũng dễ bị sốc, có thể gây các triệu chứng đau đầu, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, giống như bệnh cúm, thậm chí là cả các bệnh về đường hô hấp.



- Cách tốt nhất để tiết kiệm điện là dùng các loại điều hòa sử dụng công nghệ biến tần Inverter. Đây là một bước đột phá làm cho hao phí năng lượng đến mức thấp nhất, duy trì ổn định nhiệt độ đó mà không cần phải bật/tắt máy rất bất tiện như đa số các máy điều hòa nhiệt độ khác. Không cần phải tắt nguồn để tiết kiệm điện .Máy điều hòa nhiệt độtự động chuyển sang chế độ hoạt động tiết kiệm điện, tiết kiệm đến 50% lượng điện tiêu thụ so với máy điều hòa nhiệt độ không biến tần .



5, Không nên ở phòng quá lâu

Ngoài giấc ngủ ban đêm bật điều hòa liên tục, thời gian còn lại trong ngày, không nên để bé ở phòng điều hòa quá lâu, khoảng 4 giờ liên tục. Tốt nhất, khoảng 2-3 giờ mẹ nên cho bé ra ngoài nhiệt độ bình thường một lần.

Chú ý: trước khi cho bé ra ngoài nên tắt điều hòa 30 phút để nhiệt độ trở về bình thường sau đó mở cửa vài phút mới cho bé ra ngoài đề phòng sốc nhiệt.

6, Vệ sinh máy và vệ sinh phòng

- Mẹ chú ý về việc vệ sinh máy hòa định kỳ, tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú trong máy, Nếu không, điều hòa lại trở thành nguồn gốc phát sinh bệnh cho trẻ em. Phòng bật thường xuyên cũng phải được dọn dẹp sạch sẽ. Khi không bật máy, mở của phòng cho thoáng khí.



- Trung bình 6 tháng vệ sinh máy một lần, nếu không hiệu suất máy sẽ giảm: độ lạnh kém, thời gian làm lạnh lâu, tiêu hao nhiều điện, thậm chí có thể dẫn đến cháy máy.

- Một số sản phẩm điều hòa như Sharp AH-A9SEW có chức năng Bộ lọc không khí chống nấm mốc có thể tháo dỡ và vệ sinh, giúp rất giúp đỡ việc vệ sinh máy